10 điểm khác biệt của nhân viên hiệu suất cao

1/ 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 𝐯𝐢𝐞̂𝐧 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐬𝐮𝐚̂́𝐭 𝐜𝐚𝐨 𝐜𝐨́ 𝐩𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐩𝐡𝐚́𝐩 𝐡𝐨𝐚̀𝐧 𝐭𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐜𝐨̂𝐧𝐠 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐪𝐮𝐚̉

(Theo Phil Strazzulla - Founder, CEO SelectSoftware Reviews)

Thông thường, mọi người trả lời câu hỏi về nhân sự hiệu suất cao như sau: "Những người có hiệu suất cao thường làm nhiều hơn những gì được yêu cầu để làm cho tổ chức thành công."

Tôi nghĩ không nên áp dụng điều này nữa. Thay vào đó, chúng ta có thể xác định sự khác biệt giữa một người có hiệu suất cao và một người bình thường từ CÁCH THỨC họ hoàn thành nhiệm vụ / dự án được giao.

Một người có hiệu suất cao:

  • Tìm ra cách hiệu quả nhất để làm điều gì đó, giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức.
  • Ứng dụng điều này sang các quy trình khác để đồng nghiệp của họ có thể học hỏi và thực hiện hiệu quả của họ Điều này về cơ bản KHÔNG PHẢI là làm hơn những gì được yêu cầu theo quan điểm ban đầu của chúng tôi - điều mà thường chỉ những nhà sáng lập làm. Không công bằng khi mong đợi các nhân viên khác cũng phải làm hơn những gì mà họ được giao..

Cách chúng ta cảm nhận công việc tốt và công việc trung bình thay đổi theo thời gian. Cân bằng công việc - cuộc sống (work-life balance) đang ngày càng được coi trọng. Như vậy, các phương pháp làm việc hiệu quả sẽ chi phối mọi yếu tố khi tách biệt những người có hiệu suất cao khỏi những người có hiệu suất trung bình.

2/ 𝐘́ 𝐭𝐡𝐮̛́𝐜 𝐦𝐚̣𝐧𝐡 𝐦𝐞̃ 𝐯𝐞̂̀ đ𝐢̣𝐧𝐡 𝐡𝐮̛𝐨̛́𝐧𝐠 𝐯𝐚̀ 𝐦𝐮̣𝐜 𝐭𝐢𝐞̂𝐮

(Theo Antreas Koutis - Giám đốc Hành chính - Financer)

Người hiệu suất cao:

  • Biết những gì mình muốn đạt được
  • Có kế hoạch rõ ràng để đến được mục tiêu đó

Người có hiệu suất trung bình:

  • Gặp khó khăn trong việc thiết lập mục tiêu
  • Thiếu sự rõ ràng về những gì mình muốn đạt được

Kết quả là, những nhân viên hiệu suất trung bình thường kết thúc bằng việc giẫm chân tại chỗ thay vì đạt được tiến bộ thực sự. Ý thức về định hướng, mục tiêu không phải là thứ mà mọi người sinh ra đều có, nhưng nó là thứ có thể được phát triển. Điều này có thể được thực hiện bởi đặt mục tiêu, lập kế hoạch cho tương lai và thực hiện các bước hành động hướng tới những mục tiêu đó. Với ý thức định hướng mạnh mẽ, những người có hiệu suất cao có thể đạt được thành công lớn hơn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

3/ 𝐒𝐚̆̃𝐧 𝐬𝐚̀𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐚̂́𝐭 𝐛𝐚̣𝐢 𝐯𝐚̀ 𝐭𝐡𝐮̛̉ 𝐥𝐚̣𝐢 𝐬𝐨 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐧𝐨̂̃𝐢 𝐬𝐨̛̣ 𝐯𝐮̛𝐨̛̣𝐭 𝐪𝐮𝐚 𝐫𝐚𝐧𝐡 𝐠𝐢𝐨̛́𝐢

(Theo Saneem Ahearn - Phó Chủ tịch Marketing - Colorescience)

Người hiệu suất trung bình:

  • Có xu hướng sợ vượt qua các ranh giới (theo suy nghĩ của họ), chỉ cần hoàn thành công việc một cách trung bình
  • Có thể tránh hợp tác với người khác, ngại đề xuất ý tưởng mới, thậm chí chỉ thực hiện các công việc cơ bản mỗi ngày

Vượt qua ranh giới có nghĩa là chấp nhận nhiều rủi ro hơn và có khả năng cố gắng nhiều hơn, nhưng điều này sẽ luôn dẫn đến việc tạo ra kết quả tốt hơn. Thành công không xảy ra trong một sớm một chiều, và những người có thành tích cao sẽ luôn nhận được phần thưởng cho công việc khó khăn của họ diễn ra trong suốt thời gian bằng cách ngã xuống và đứng dậy.

4/ 𝐍𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐜𝐨́ 𝐭𝐮̛ 𝐝𝐮𝐲 𝐩𝐡𝐚́𝐭 𝐭𝐫𝐢𝐞̂̉𝐧 𝐬𝐨 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐭𝐮̛ 𝐝𝐮𝐲 𝐜𝐨̂́ đ𝐢̣𝐧𝐡

(Theo Aviad Faruz - CEO, FARUZO New York)

Sự khác biệt giữa những người có hiệu suất cao và những người có hiệu suất trung bình tập trung vào một điều đơn giản: tư duy. Những người có hiệu suất cao có tư duy phát triển, trong khi những người hiệu suất trung bình có tư duy cố định.

Người hiệu suất cao với tư duy phát triển:

  • Tin rằng mình có thể cải thiện kỹ năng thông qua thực hành và làm việc chăm chỉ
  • Không ngừng học hỏi và cố gắng
  • Tư duy đúng đắn, sẵn sàng làm việc

Người có tư duy cố định:

  • Tin rằng kỹ năng, năng lực khó thay đổi vì họ sinh ra đã tài giỏi (hoặc ngược lại)
  • Không bận tâm đến cố gắng cải thiện hiệu suất vì thấy không đáng
  • Không có động lực và tham vọng thay đổi, vậy nên họ mắc kẹt ở lưng chừng

5/ Người hiệu suất cao có thái độ tích cực, không cản trở tinh thần đội nhóm

(Theo Scott Baker - Founder, CEO - Stage 3 Leadership)

Thái độ của nhân viên là điểm khác biệt chính giữa người có hiệu suất cao và người có hiệu suất trung bình. Một thái độ tích cực khuyến khích tinh thần đồng đội và người đó sẽ nhanh chóng phục hồi và học hỏi từ bất kỳ sai lầm nào. Tất cả chúng ta đều đã có kinh nghiệm với một nhân viên có thái độ tiêu cực và luôn muốn hưởng đặc quyền - chúng ta thường không thích làm việc với họ bất kể họ có kỹ năng hay kinh nghiệm làm việc của họ như thế nào.

6/ Đầu tư cảm xúc với Đối phó, qua loa

(Theo Patrick Casey, Giám đốc Tiếp thị Tăng trưởng, Felix)

Nhân viên trung bình:

  • Làm tối thiểu cho xong
  • Làm như mô tả công việc, không hơn không kém. Điều đó không có nghĩa là họ không hiệu quả trong công việc của họ. Khía cạnh chính tách biệt những người có hiệu suất cao với những người trung bình là sự nhiệt tình của họ đối với công việc của họ. Điều này cũng có thể vì họ không làm việc tại “vị trí mơ ước” của mình.

Nhân viên hiệu suất cao:

  • Có xu hướng đầu tư cảm xúc vào vị trí công việc
  • Hướng tới các mục tiêu dài hạn như thăng chức hoặc tăng lương
  • Coi công việc như 1 bước đệm để lên tầm cao khác trong sự nghiệp

7/ Sẵn sàng chấp nhận thách thức mới hay Ngại sự thay đổi

Sự khác biệt chính tách biệt những người có hiệu suất cao với những người hiệu suất trung bình là sự sẵn sàng chấp nhận của họ với những thách thức mới.

Người hiệu suất cao:

  • Sẵn sàng đón nhận thách thức mới & học kỹ năng mới
  • Không sợ thay đổi, cho rằng đó là cơ hội để phát triển

Người hiệu suất trung bình:

  • Nhiều khả năng gắn bó với những gì họ biết, là thế mạnh của họ
  • Gặp khó khăn trong việc học kỹ năng mới
  • Lo lắng việc không đủ giỏi hoặc làm không đúng ngay lần đầu tiên

8. Những người có hiệu suất cao có khuynh hướng hỗ trợ người khác

(Theo Cathy Liska - CEO Trung tâm Chứng nhận Huấn luyện)

Hãy nghĩ về những người bạn tôn trọng nhất. Rất có thể họ là những người tôn trọng người khác, giúp đỡ người khác và luôn có tinh thần hỗ trợ. Trải nghiệm với người có hiệu suất cao như vậy thường được mô tả như thế nào?

  • Họ sử dụng phương pháp huấn luyện (coaching).
  • Họ lôi cuốn.
  • Họ là người truyền cảm hứng
  • Họ trao quyền cho người khác
  • Họ khẳng định & coi trọng mỗi người.

Trở thành một người có hiệu suất cao không chỉ là làm việc - đó là cách bạn đối xử với mọi người tại nơi làm việc.

9. Động lực và niềm đam mê phân biệt những người có hiệu suất cao với những người có hiệu suất trung bình

Nhiều nhân viên nghĩ rằng làm việc chăm chỉ và bỏ ra hàng giờ khiến họ có hiệu suất cao trong mắt nhà tuyển dụng. Sai. Những người có hiệu suất cao phát triển ba điều: Làm gì, Làm như thế nào và Tại sao làm điều đó.

  • Họ làm gì?: Đúng, tất cả chúng ta phải dành thời gian để thực hiện công việc thực tế. Chúng ta phải cho thấy chúng ta biết mình có gì - nếu không, tại sao chúng ta được tuyển ngay từ đầu? Đây là hiệu suất cơ bản và trung bình nhất.

  • Họ làm thế nào?: Dựa trên những gì chúng ta biết, chúng ta phải chỉ ra cách chúng ta đưa những gì chúng ta có (năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm,...)lên cấp độ tiếp theo để làm cho nhóm/ tổ chức phát triển hơn. Đây là sự khởi đầu của hiệu suất trên trung bình.

  • Tại sao họ làm điều đó?: Điều này cho thấy niềm đam mê đối với công việc của chúng tôi! Chúng tôi nhiệt tình nói chuyện với những người khác về các dự án của chúng tôi, những đổi mới mà chúng tôi đã tạo ra và kết quả thực tế (có thể đo lường được) mà chúng tôi đạt được dựa trên 'Cái gì' và 'Làm thế nào'. Đây là hiệu suất cao. Bất kể trình độ học vấn hay kinh nghiệm của bạn, "Cái gì", "Làm thế nào" và "Tại sao" của bạn tạo nên sự khác biệt!

10. Niềm đam mê tách biệt những người có hiệu suất cao với những người có hiệu suất trung bình

(Theo Steve Mascarin CEO, Taunton Village Dental)

Sự khác biệt giữa một người có hiệu suất cao và một người hiệu suất trung bình là niềm đam mê với công việc. Một người có hiệu suất cao coi công việc là làm một điều đó và cảm thấy hồi hộp khi đánh bại được kỷ lục cuối cùng của họ. Đôi khi họ được thúc đẩy bởi sự tiến bộ nhưng cũng được thúc đẩy bởi ý tưởng rằng họ đang tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của một ai đó hoặc giúp họ tốt lên. Một người hiệu suất trung bình xem công việc chỉ là một công việc. Công việc là một cách kiếm tiền để làm những việc khác mà họ muốn làm. Họ không ghét nó nhưng cũng không có niềm đam mê với nó.

Nguồn bài viết Tiếng Anh: HCMTechnology

Bản dịch: Build Talents