Nhân viên gắn kết khi nào? Nhân viên gắn kết mang lại điều gì cho doanh nghiệp?
Một nhóm các công ty có hiệu suất thị trường chứng khoán cao gấp đôi so với các công ty cùng ngành. Họ đổi mới nhiều hơn, cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn và có tỷ lệ nghỉ việc chỉ bằng một nửa.
Các công ty này đã tìm ra cách để xây dựng một nền văn hóa hấp dẫn - một nền văn hóa nơi những người làm việc chăm chỉ phát triển trong công việc đầy thách thức và hứng thú. Một nền văn hóa nơi mọi người thường xuyên đặt công ty và khách hàng lên trước nhu cầu của họ.
Gallup - tổ chức tiến hành giải thưởng “Nơi làm việc tuyệt vời”, và Glassdoor - tổ chức tiến hành giải thưởng “Công ty tốt nhất” đều phân tích mức độ gắn kết của nhân viên và mối tương quan với hiệu suất thị trường chứng khoán. Kết quả đều giống nhau: các công ty có nhân viên gắn kết sẽ đánh bại đối thủ cạnh tranh của họ.
Ví dụ: Với 85.000 nhân viên trên gần 1.000 cửa hàng, nhà bán lẻ của Vương quốc Anh Marks & Spencer, nằm trong top 25% các công ty gắn kết nhân viên nhất. Số lượng nhân viên được xếp hạng cung cấp dịch vụ chất lượng cao nhiều gấp đôi so với ở các công ty ở top 25% kế tiếp, và các cửa hàng được vận hành với số lượng ít nhân viên hơn. Khảo sát còn cho thấy, nhân viên ở đây gắn kết nên nghỉ ốm ít hơn.
Đừng nghĩ xây dựng một công ty có nhân viên hạnh phúc, thì họ sẽ gắn kết. Một số công ty có nhân viên khá hài lòng vì điều kiện làm việc tốt, ít tham vọng và trách nhiệm giải trình thấp đối với kết quả. Điều này có xu hướng dẫn đến việc những người giỏi nhất rời đi và một nhóm trung bình những người ở lại. Điều đó khá đáng sợ đối với hiệu quả hoạt động của tổ chức và chắc chắn rằng những công ty đó sẽ không có nền văn hóa bền bỉ và kiên cường cần thiết để vượt qua những năm khó khăn sắp tới.
Nếu bạn chỉ tập trung xung quanh các việc như — thiết lập một nền tảng nội bộ mới, gửi tặng đến nhà nhân viên một phần quà, tạo một công cụ giúp nhân viên biết ngày sinh của ai hoặc một cái app/đồng hồ để đếm họ đã đi bao nhiêu bước — thì TỐT, nhưng vẫn chưa đủ.
Một nhân viên chỉ gắn kết khi họ:
- Hiểu và tin tưởng vào hướng đi của tổ chức—Có mục đích, sứ mệnh và mục tiêu — để họ cảm thấy mình là một phần của điều gì đó lớn hơn bản thân họ.
- Hiểu vai trò của họ ảnh hưởng và đóng góp như thế nào mục đích, sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức.
- Thực sự muốn tổ chức thành công và cảm thấy được chia sẻ thành công với tổ chức. Họ thường đặt nhu cầu của tổ chức lên trước nhu cầu của họ.
Khi nhân viên gắn kết, họ sẽ:
- Ra quyết định tốt hơn bởi vì họ hiểu rõ về tổ chức, khách hàng và bối cảnh họ đang làm việc.
- Làm việc hiệu quả hơn bởi vì họ thích hoặc yêu thích những gì họ đang làm — họ lãng phí ít thời gian hơn và ít bị phân tâm bởi những thứ sai lầm hoặc xa rời mục tiêu.
- Đổi mới nhiều hơn bởi vì họ vô cùng mong muốn tổ chức thành công. Và vì thế họ có được hạnh phúc